Thursday, April 25, 2013

Câu hỏi liên quan đến cây tầm gửi

Tôi nghe nhiều người nói tầm gửi cây xung có thể chữa được bệnh xơ gan cổ chướng. Xin bác sĩ giải thích cho tôi thắc mắc trên. Nếu đúng thì phương pháp chữa trị thế nào?
Trả lời: Theo sách y học cổ truyền, trong các loại tầm gửi ký sinh ở nhiều loại cây, chỉ có tầm gửi mọc trên cây dâu  mới được dùng để làm thuốc với công dụng khử phong thấp, bộ gan thận,  cường gân cốt và an thai. Chý ý hiện nay trên thị trường vì lợi nhuận nhiều khi người ta dùng cả tầm gửi cây khác, điều này rất không tốt cho việc chữa bệnh.

Về tầm gửi cây sung, chưa có một tài liệu kinh điển hoặc sách cổ nào ghi chép sử dụng làm thuốc, chứ chưa nói đến việc sử dụng để chữa xơ gan cổ chướng. Nếu tồn tại thì chỉ là kinh nghiệm theo dạng cá biệt, chưa có cơ sở khảo sát và nghiên cứu cụ thể. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu thêm để trả lời độc giả trong thời gian sớm nhất.

Bác sĩ đông y Hoàng Thị Huệ (Học Viện Y Học Cổ Truyền)

Sunday, April 21, 2013

Nhu cầu mua tầm gửi ngày càng tăng cao

Cây tầm gửi chữa bách bệnh?
Trong dân gian tương truyền loài tầm gửi chữa được rất nhiều bệnh khác nhau, nhưng quý nhất là tầm gửi cây gạo có thể làm mát gan, chống viêm gan bệnh về thấp và nhiều bệnh nữa.
Mua phải cây giả.
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều người bỏ rất nhiều tiền ra để mua tầm gửi.
Theo anh Trần Đình Đại ( Hàng Bài Hà Nội) trong chuyến công tác huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) anh có mua được  5 cành tầm gửi tươi của người đi rừng với số tiền triệu. Đến thành phố Cao Bằng ai bảo rẻ vì mua được tầm gửi tươi mà rẻ nhưng cơ bản là vẫn dính vỏ cây gạo ở cây tầm gửi, bạn bè còn xin địa chỉ để mua.
Ngay ngày hôm sau anh điện lên cho các bạn trên Cao Bằng thông báo mua phải cây giả vì khi con gái anh chặt cây tầm gửi ra để phơi thì thấy vỏ cây gạo được dính với tầm gửi bằng keo 502 giống như các  người bán bưởi dính cuống bưởi vào quả bị rụng cuống.
Không chỉ trường hợp của anh Đại mà rất nhiều trường hợp khác thậm chí cả người gốc cao bằng  và có kinh nghiệm trong các cây tầm gửi gạo, tầm gửi chanh tầm gửi nghiến.. cũng bị lừa bởi người bán tầm gửi rong
Theo anh Đại, tầm gửi gạo có đặc điểm cơ bản là: cây gỗ, có bụi hoặc cây bụi nhỏ, một vài trường hợp dây leo; không rễ hoặc có rễ (đúng hơn là giác mút), nửa ký sinh ở các phần trên mặt đất của cây chủ, ít khi ký sinh trên rễ của cây chủ thân gỗ, giòn, cành có thể chia đốt, không có lông đến lông tơ; lá đơn, mọc đối hoặc chụm ba (ít khi giảm thành vảy hoặc không có lá), phiến lá hình mác đến oval, gân lá hình lông chim hoặc song song.

Tuy nhiên, những đặc điểm ấy chỉ người trong nghề mới phân biệt được. Hiện nay, vì giá 1kg tầm gửi gạo phơi hoặc sấy khô rất cao (khoảng 1,2-1,5 triệu/kg) nên lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng, nhiều người trộn kèm nhiều loại tầm gửi khác vào tầm gửi gạo để bán kiếm lời.

Tác dụng chữa bệnh đến đâu?

Trên một diễn đàn, tác dụng của cây tầm gửi với phụ nữ sau sinh cũng được nhiều chị em quan tâm, chia sẻ và có cả một chủ đề liên quan. Tuy nhiên, thật bất ngờ, khi trao đổi với các nhà khoa học về y học cổ truyền, chúng tôi đều nhận được câu trả lời, chưa có căn cứ khoa học.

Khi nghe phóng viên trình bày một số tác dụng chữa bệnh của tầm gửi cây gạo đã tìm hiểu qua dân gian, bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc Bệnh viện YHCT Cao Bằng cho biết: Không thể phủ nhận giá trị của y học dân gian vì người ta thường nói y học dân gian là một bộ phận của y học cổ truyền.

Nhưng y học dân gian chỉ là kinh nghiệm chữa bệnh của một nhóm người hay một khu vực nào đó. Nếu muốn y học sử dụng như một loại thuốc phổ biến thì cần phải có sự nghiên cứu theo quy trình khoa học cụ thể. Theo dân gian thì loại cây này có thể có tác dụng chữa được một số bệnh. Tuy nhiên, có tác dụng hay không, chữa được bệnh gì, cách uống thế nào, liều lượng ra sao... thì cần có sự phân tích, nghiên cứu trên cơ sở khoa học mới có thể khẳng định được. Ngoài việc xác định tác dụng của loài cây này thì việc nghiên cứu trên cơ sở khoa học còn có mục đích đặc biệt quan trọng là để xác định độ an toàn của nó.

Vì trong tự nhiên có rất nhiều cây cỏ có tác dụng làm mát cơ thể và cũng không có hại gì. Tuy nhiên, một số loại cây được cho là có tác dụng chữa bệnh lại có thể gây tác dụng phụ mà có khi đến nhiều năm sau khi uống mới có biểu hiện. Bà Dung khẳng định, hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về thành phần hóa học và tính năng chữa bệnh của tầm gửi cây gạo. Loại cây này chủ yếu được dùng theo kinh nghiệm dân gian.

Do đó, bà Dung khuyên người dân, đặc biệt là những người khỏe mạnh bình thường không nên lạm dụng loài cây này. Nếu có sử dụng thì cần được sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. Khi bị bệnh, cách tốt nhất là đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Trong thiên nhiên có nhiều loại cây có tác dụng quý hiếm mà chúng ta chưa thể biết hết.


Tầm gửi cây gạo cũng có thể là một trong số đó. Nếu quả thực đây là loài cây có tác dụng chữa bệnh tốt thì điều đó vừa có ý nghĩa cho y học nước nhà vừa đem lại lợi ích cho người dân. Tuy nhiên, để tránh tình trạng tiền thật nhưng mua phải của giả, mỗi người dân cần trang bị cho mình kiến thức về loại cây này, đồng thời cần sự tư vấn của thầy thuốc.

Hãy cận thận khi mua tầm gửi cây gạo

Tầm gửi vốn là loài sống nhờ trên thân của cây khác và có nhiều loại khác nhau. Theo người dân, mỗi loài tầm gửi có tác dụng chữa mỗi thứ bệnh khác nhau; trong đó, tầm gửi cây gạo là loại quý nhất, có thể làm mát gan, chống viêm gan và một số bệnh về thấp khớp. Đó cũng là lý do tại sao hiện tầm gửi cây gạo lại được nhiều người tìm đến mua với giá rất cao.
Tuy nhiên, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Cao Bằng lại xuất hiện nhiều trường hợp bỏ ra tiền triệu nhưng lại mua phải tầm gửi giả.
Tầm gửi cây gạo


Anh Đỗ Ngọc Hân (Hà Nội) cho biết, trong một chuyến công tác ở huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) anh có mua được 5 cành tầm gửi tươi của một người đi rừng với giá 3 triệu đồng. Khi mang ra thành phố Cao Bằng khoe với bạn bè, ai cũng khen anh mua được của “xịn” vì cành nào cành nấy đều dính nguyên vỏ cây gạo. Bạn bè còn hỏi anh cả địa chỉ để khi nào có dịp vào Bảo Lâm mua biếu người thân. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, anh đã điện lên Cao Bằng kêu ca là mua phải hàng giả. Theo anh mô tả, các cành dính vào vỏ cây gạo được "phù phép" bằng keo 502, giống như công nghệ dính quả sung cảnh thành chùm mà những người đi bán cây cảnh rong vẫn thường làm. Chỉ đến khi chặt nhỏ mấy cành tầm gửi ra để đem phơi, con gái anh mới biết mớ tầm gửi kia là hàng giả.

Không chỉ có trường hợp của anh Hân mà ngay anh Nông Văn Thắng, người gốc Cao Bằng và có thâm niên săn các loại tầm gửi như: tầm gửi nghiến, tầm gửi gạo, tầm gửi cây chanh…, nhưng không ít lần mắc lừa những người bán tầm gửi rong. Theo anh Thắng, tầm gửi gạo có đặc điểm cơ bản là: Cây gỗ, có bụi hoặc cây bụi nhỏ, một vài trường hợp dây leo; không rễ hoặc có rễ (đúng hơn là giác mút), nửa ký sinh ở các phần trên mặt đất của cây chủ, ít khi ký sinh trên rễ của cây chủ thân gỗ, giòn, cành có thể chia đốt, không có lông đến lông tơ; lá đơn, mọc đối hoặc chụm ba (ít khi giảm thành vảy hoặc không có lá), phiến lá hình mác đến oval, gân lá hình lông chim hoặc song song. Tuy nhiên, những đặc điểm ấy chỉ với những người trong nghề mới phân biệt được. Hiện nay, vì giá 1kg tầm gửi gạo phơi hoặc sấy khô rất cao (khoảng 1,2- 1,5 triệu đồng 1kg) nên lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng, nhiều người trộn kèm nhiều loại tầm gửi khác vào tầm gửi gạo để bán kiếm lời.

Chính vì vậy, theo anh Thắng khuyến cáo, chỉ nên mua sản phẩm này ở những địa chỉ có uy tín, không nên mua của những người bán rong. Còn để phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng rởm, thì chỉ có cách là đến tận cây và mua về tự chế biến.

Theo bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng, hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về thành phần hóa học và tính năng chữa bệnh của tầm gửi cây gạo. Loại cây này chủ yếu được dùng theo kinh nghiệm của dân gian. Do đó, bà Dung khuyên người dân, đặc biệt là những người khỏe mạnh bình thường không nên lạm dụng loài cây này. Nếu có sử dụng thì cần được sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. Khi bị bệnh, cách tốt nhất là đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để các bác sỹ có chuyên môn kiểm tra điều trị.
Cây gạo

Trong thiên nhiên có nhiều loại cây có tác dụng quý hiếm mà chúng ta chưa thể biết hết. Tầm gửi cây gạo cũng có thể là một trong số đó. Nếu qủa thực đây là loài cây có tác dụng chữa bệnh tốt thì điều đó vừa có ý nghĩa cho y học nước nhà vừa đem lại lợi ích cho người dân. Tuy nhiên, để tránh tình trạng tiền thật nhưng mua phải của giả, mỗi người dân cần trang bị cho mình kiến thức về loại cây này, đồng thời cần sự tư vấn của những người có kinh nghiệm.

Thursday, April 18, 2013

Thuốc quý từ cây dâu tằm

Hầu hết các bộ phận của cây dâu tằm đều có vị thuốc quý, kể cả những thứ bám vào cây dâu (như tầm gửi, tổ bọ ngựa, sâu dâu...)
Tác dụng chữa bệnh: lá dâu (tang diệp) có tác dụng hạ sốt, chữa cảm mạo, hạ huyết áp, làm sáng mắt, chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, chứng thổ huyết, làm lành vết thương.

Cách dùng: lá dâu tươi: 50 gr sắc với 200 ml, còn 100 ml, chia uống hai lần trong ngày (sáng, chiều để chữa cảm mạo, sốt cao, cao huyết áp). Chứng thổ huyết: lấy lá dâu già sao vàng hạ thổ dùng 12 - 20 gr, sắc với 100 ml còn 50 ml, uống ngày 2 lần. Trẻ con đổ mồ hôi trộm: dùng 30 - 40 gr lá dâu non, thái nhỏ, nấu với thịt nạc cho trẻ ăn liên tục 15 - 20 ngày. Vết thương, mụn nhọt lâu lành miệng dùng lá dâu già rửa sạch, sao thật vàng, tán mịn, rắc vào vết thương.
Vỏ, rễ cây dâu (tang bạch bì): chữa chứng ho lâu ngày, sốt cao, băng huyết, cao huyết áp... Cách làm: vỏ rễ cây cắt nhỏ, sao vàng hạ thổ (tán nhỏ hay để nguyên cũng được). Liều dùng 20 gr/ngày sắc với 100 ml, còn 50 ml uống trong ngày. Cành dâu (tang chi): chặt thành từng đoạn dài 3 - 4 cm, phơi khô, sao vàng hạ thổ; Có thể dùng độc vị (chỉ có cành dâu) hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa các chứng đau nhức xương khớp (nhất là ở tay chân). Quả dâu (tang thâm) có tác dụng bổ gan, thận huyết, tiểu đường, lao hạch. Lấy quả dâu chín rửa sạch rồi đem nấu cao mềm, ngâm rượu hoặc làm mứt (khi ngâm rượu thì chỉ dùng 50 ml vào buổi tối).
cây dâu tằm
Cây dâu tằm


Cây tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh): có tác dụng trị các chứng đau nhức xương cốt, lợi sữa, an thai. Để trị chứng phong thấp thường phối hợp với các vị thuốc khác (trong bài thuốc độc hoạt tang ký sinh). Tổ bọ ngựa trên cành dâu (tang phiêu tiêu): có tác dụng trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ, di tinh, liệt dương. Cách dùng lấy tổ bọ ngựa nướng vàng, tán mịn, ngày dùng 10 gr, chia làm 2 lần, dùng liên tục 15-20 ngày. Cần chú ý tang ký sinh và tang phiêu tiêu là hai vị thuốc rất quý và hiếm, cần thận trọng khi thu mua, vì chỉ có ở những cây dâu lâu năm, còn dâu trồng theo dạng công nghiệp thì không thể có được.


Sâu dâu (là ấu trùng của con xén tóc) có tác dụng đối với trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe cho người già yếu. Cách dùng nướng 1-2 con sâu dâu cho trẻ ăn 1-2 lần/ngày. Hoặc dùng ngâm rượu cho người lớn (có thể phối hợp với 1 số loại thuốc khác để tăng tác dụng). Chú ý cách bắt sâu, vì ban ngày sâu chui xuống đất, ban đêm mới bò lên thân cây để đục thân, vì vậy phải bắt vào khoảng 21 giờ - 4 giờ sáng, dùng dao bén phạt vào thân cây, dưới chỗ phân đùn ra chừng 15-20 cm, làm nhanh gọn, dứt khoát, nếu không sâu sẽ chui xuống đất.

Họ tầm gửi

Họ Tầm gửi hay họ Tằm gửi hoặc họ Chùm gửi (danh pháp khoa học: Loranthaceae) là một họ thực vật có hoa, được các nhà phân loại học công nhận rộng khắp. Nó chứa khoảng 68-77 chi và 950-1.000 loài cây thân gỗ, phần nhiều trong số đó là các cây bán ký sinh. Ngoại trừ ba loài thì tất cả còn lại đều có cách mọc và phát triển trên các cây khác, mặc dù chúng cũng có lá xanh để có thể tự quang hợp. Ba loài sinh sống trên mặt đất là Nuytsia floribunda – cây giáng sinh của Australia, Atkinsonia ligustrina – một loài cây bụi rất hiếm của dãy núi Blue tại Australia và một loài ở Trung và Nam Mỹ là Gaiadendron punctatum.
Ban đầu họ này chứa toàn bộ các loài được gọi chung là tầm gửi, nhưng các loài tầm gửi điển hình của châu Âu và Bắc Mỹ (các chi Viscum và Phoradendron) thuộc về họ Viscaceae đôi khi được đặt trong họ Đàn hương (Santalaceae).
Hệ thống APG II năm 2003 (không thay đổi từ hệ thống APG năm 1998) đưa họ này vào bộ Đàn hương (Santalales) trong nhánh thực vật hai lá mầm phần lõi (core eudicots).
Bảng dưới đây liệt kê 73 chi có trong danh sách của Nickrent D. L. và ctv. 2010.
Ligaria cuneifolia

Các chi
Tông Nuytsieae
Nuytsia: 1 loài
Tông Gaiadendreae
Atkinsonia: 1 loài.
Gaiadendron: 1 loài.
Tông Elytrantheae
Alepis: 1 loài
Amylotheca: 4 loài
Cyne: 6 loài.
Decaisnina: 25 loài
Elytranthe: 10 loài.
Lampas: 1 loài.
Lepeostegeres: 9 loài.
Lepidaria: 12 loài.
Loxanthera: 1 loài
Lysiana: 6 loài.
Macrosolen: 25 loài sao hoa hay đại cán.
Peraxilla: 2 loài.
Thaumasianthes: 2 loài.
Trilepidea: 1 loài.
Tông Psittacantheae
Phân tông Tupeinae
Tupeia: 1 loài.
Phân tông Notantherinae
Desmaria: 1 loài.
Notanthera: 2 loài.
Phân tông Ligarinae
Ligaria: 2 loài.
Tristerix: 11 loài.
Phân tông Psittacanthinae
Aetanthus: Khoảng 10 loài.
Cladocolea: 25 loài.
Dendropemon: Khoảng 25 loài.
Ixocactus: 3 loài.
Oryctanthus: 10 loài
Oryctina: 6 loài.
Panamanthus: 1 loài.
Phthirusa: Khoảng 60 loài.
Psittacanthus: 120 loài.
Struthanthus: Khoảng 50 loài.
Tripodanthus: 3 loài.
Tông Lorantheae
Phân tông Ileostylinae
Ileostylus: 1 loài.
Muellerina: 4 loài.
Phân tông Loranthinae
Cecarria: 1 loài.
Loranthus: Khoảng 10 loài.
Phân tông Amyeminae
Amyema: Khoảng 100 loài.
Barathranthus: 3 loài.
Benthamina: 1 loài.
Dactyliophora: 3 loài.
Diplatia: 3 loài.
Distrianthes: 1 loài.
Helicanthes: 1 loài.
Papuanthes: 1 loài.
Sogerianthe: 4 loài.
Phân tông Scurrulinae
Scurrula: Khoảng 50 loài.
Taxillus: Khoảng 35 loài.
Phân tông Dendrophthoinae
Dendropthoe: 30 loài.
Helixanthera: Khoảng 50 loài chùm gửi, li biện ký sinh.
Tolypanthus: 4 loài.
Trithecanthera: 4 loài.
Phân tông Emelianthinae
Emelianthe: 1 loài.
Erianthemum: 16 loài.
Globimetula: 13 loài.
Moquiniella: 1 loài.
Oliverella: 3 loài.
Phragmanthera: 34 loài.
Spragueanella: 2 loài.
Phân tông Tapinanthinae
Actinanthella: 2 loài.
Agelanthus: 59 loài.
Bakerella: Khoảng 16 loài.
Berhautia: 1 loài.
Englerina: 25 loài.
Oedina: 4 loài
Oncella: 4 loài.
Oncocalyx: 13 loài.
Pedistylis: 1 loài.
Plicosepalus: 12 loài.
Septulina: 2 loài.
Socratina: 2 loài.
Tapinanthus: 30 loài.
Vanwykia: 2 loài.
[sửa]Các chi bị sáp nhập
Vào chi Aetanthus: Desrousseauxia, Macrocalyx, Phyllostephanus
Vào chi Agelanthus: Acranthemum, Dentimetula, Schimperina
Vào chi Amyema: Candollina, Cleistoloranthus, Dicymanthes, Neophylum, Pilostigma, Rhizanthemum, Rhizomonanthes, Stemmatophyllum, Ungula, Xylochlamys
Vào chi Amylotheca: Aciella, Arculus, Treubania, Treubella
Vào chi Barathranthus: Cyathiscus
Vào chi Cladocolea: Loxania
Vào chi Cyne: Tetradyas
Vào chi Dendrophthoe: Etubila, Lonicera, Meiena
Vào chi Elytranthe: Blumella, Itacania
Vào chi Englerina: Ischnanthus, Stephaniscus
Vào chi Gaiadendron: Taguaria
Vào chi Helixanthera: Acrostachys, Chiridium, Coleobotrys, Dithecina, Helicanthera, Helicia, Lanthorus, Leucobotrys, Phoenicanthemum, Strepsimela, Sycophila
Vào chi Lepeostegeres: Choristegeres, Choristegia, Stegastrum
Vào chi Lepidaria: Chorilepidella, Chorilepis, Lepidella
Vào chi Moquiniella: Moquinia
Vào chi Muellerina: Furcilla, Hookerella
Vào chi Notanthera: Phrygilanthus
Vào chi Oedina: Botryoloranthus
Vào chi Oncocalyx: Danserella, Odontella, Tieghemia
Vào chi Oryctanthus: Allohemia, Furarium, Glutago
Vào chi Oryctina: Maracanthus
Vào chi Peraxilla: Neamyza, Perella
Vào chi Phragmanthera: Metula, Septimetula, Thelecarpus
Vào chi Phthirusa: Hemitria, Pasovia, Passowia, Triarthron
Vào chi Plicosepalus: Tapinostemma
Vào chi Psittacanthus: Alveolina, Apodina, Arthraxella, Arthraxon, Chatinia, Dipodophyllum, Glossidea, Hemiarthron, Isocaulon, Martiella, Meranthera, Merismia, Psathyranthus, Solenocalyx, Velvetia
Vào chi Scurrula: Antriba, Cichlanthus
Vào chi Struthanthus: Eichlerina, Peristethium, Ptychostylus, Spirostylis, Steirotis
Vào chi Tapinanthus: Acrostephanus, Lichtensteinia
Vào chi Taxillus: Locella, Phyllodesmis
Vào chi Tristerix: Epicoila, Metastachys
Vào chi Trithecanthera: Beccarina, Kingella